Nên chọn cửa sắt nghệ thuật hay cửa nhôm đúc
Xin chào quý khách hàng,
Trong bài này FAVI sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giúp anh chị có được lựa chọn phù hợp khi quyết định làm cổng sắt nghệ thuật hay là làm nhôm đúc cho biệt thự của mình.
- Khác nhau ngay từ tên gọi: Cụm từ cổng sắt nghệ thuật, cầu thang lan can sắt nghệ thuật đã xuất hiện từ hàng trăm năm về trước. Sắt nghệ thuật trong tiếng Anh được gọi là Art Iron, được sử dụng rộng khắp trong các kiến trúc cổ điển, các lâu đài và các biệt thự cổ điển Châu Âu. Ngoại trừ Việt Nam thì không quốc gia nào dùng nhôm đúc cho các công trình mang kiến trúc cổ điển Châu Âu. Ngay cả tại Nhật Bản, nơi mà có công ty Nhôm Đúc Asuzac (là đơn vị đúc cổng nhôm đầu tiên tại Việt Nam) cũng không hề dùng sản phẩm này tại đất nước của họ, họ chỉ đúc các vách ngăn, khung bảo vệ bằng nhôm đúc.
- Sắt nghệ thuật là một sản phẩm thủ công xa xỉ, nhôm đúc là một sản phẩm đúc thông thường.
- Quá trình tạo ra sắt nghệ thuật nó quá đặc biệt, khách hàng sẽ được nhân viên kinh doanh tư vấn dựa trên ý tưởng của khách hàng và kiến trúc sư (chủ nhà), sau đó đơn vị làm sắt nghệ thuật sẽ triển khai và thiết kế dựa trên ý tưởng tổng hợp của chủ nhà và kiến trúc sư, các thiết kế sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp về mẫu mã, vật liệu, mối ghép để đi đến thống nhất chung.
- Bản vẽ cuối cùng sau khi được chủ đầu tư ký xác nhận sẽ là bản vẽ sản xuất, từ bản vẽ này các kỹ sư sẽ bóc tách vật tư và bộ phận vật tư sẽ chọn lựa vật tư chính và phụ (hoa lá phụ kiện) đẹp nhất, chất lượng tốt nhất để sử dụng.
- Tiếp theo đó là quá trình cắt và uốn vật tư, thông thường sẽ có 2 cách uốn là uốn nóng với những chi tiết quá dày và uốn nguội với các chi tiết sắt nhỏ hơn.
- Những người thợ uốn giỏi nhất sẽ tham gia làm công đoạn uốn này và sau đó các chi tiết uốn và cắt sẽ được mài hết ba vớ để chuẩn bị cho công đoạn ghép.
- Để sản phẩm uốn được đẹp thì những người thợ sẽ tạo ra một vài khuôn tay bên cạnh đó in bản vẽ tỷ lệ 1-1 để tham khảo khi uốn.
- Sau khi vệ sinh những người thợ hàn giỏi nhất sẽ hàn ghép hoặc ghép đinh vít các vị trí giao nhau. Để sản phẩm đạt độ thẩm mỹ cao thì chúng ta hay làm phương pháp hàn bù hoặc khoan lỗ đóng chốt.
- Phần thô sau khi hoàn thành sẽ được vệ sinh toàn bộ và trải qua công đoạn xử lý bề mặt.
- Sản phẩm sẽ được nhúng vô bể kiềm (thường là NaOH) để tẩy dầu nhớt trên bề mặt sắt và sau đó sẽ nhúng vô bể axit (thường là H2SO4) để tẩy gỉ sét.
- Trong công đoạn này nếu khách hàng muốn sản phẩm sắt nghệ thuật không bị gỉ sét (khả năng chống gỉ sét từ 50-70 năm) thì sản phẩm sẽ được mang đi Nhúng kẽm nóng. Toàn bộ sản phẩm sắt nghệ thuật sẽ được nhúng mạ kẽm nóng ở nhiệt độ 400-440 độ C (nếu dùng sắt quá mỏng thì sẽ bị cong vênh, nếu mối hàn kỹ thuật không đảm bảo thì sẽ bị đứt gãy), sau khi nhúng kẽm bề mặt sắt nghệ thuật được bao phủ lớp kẽm có độ dày 80-100 micromet, có tác dụng chống oxy hóa và gỉ sét.
- Công đoạn tiếp theo là sơn (khuyến cáo khách hàng không nên dùng sản phẩm mạ kẽm điện phân, vì độ bền sản phẩm không cao và sau khi sơn sẽ bám sơn không tốt bằng sắt đen, bên cạnh đó sản phẩm sắt nghệ thuật mạ kẽm điện phân sẽ phải mạ từng bộ phận sau đó hàn ghép lại, do vậy tại các vị trí hàn sẽ bị gỉ sét trước).
- Khi sơn sản phẩm sắt nghệ thuật nhúng kẽm nóng chúng ta sử dụng loại sơn Epoxy hai thành phần chuyên sơn lên bề mặt kẽm, hoặc có thể sử dụng sơn tĩnh điện khô cho các sản phẩm sắt nghệ thuật trong nhà.
- Như vậy thông qua các công đoạn tạo ra sản phẩm sắt nghệ thuật ở trên chúng ta đã thấy được độ phức tạp và độ cầu kỳ khi tạo ra sản phẩm sắt nghệ thuật. Một sản phẩm có thể được ghép từ hàng trăm thanh sắt, thỏi sắt khác nhau, với hàng trăm các mối ghép mối hàn. Mỗi một đường uốn sẽ có các cá tính riêng và ý đồ riêng của người làm, khi thì mềm mại uyển chuyển, khi thì mạnh mẽ oai hùng, lúc thì mảnh mai nhưng lúc thì lại dày dặn và cơ bắp, tạo nên độ nhấn nhá trong một bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc.
- Với sản phẩm nhôm đúc:
- Để đúc ra nó chúng ta cần cái khuôn. Trong nghệ thuật, người tạc tượng gỗ được gọi là nghệ nhân, nhưng trong công nghiệp đúc, người lập trình kỹ thuật số là một kỹ thuật viên, còn làm ra cái khuôn đúc cổng nhôm là một cái máy CNC.
- Chủ nhà và kiến trúc sư không được góp ý nhiều về quá trình thiết kế cổng nhôm đúc, họ chỉ chọn mẫu, bên nhôm đúc sẽ vẽ phối cảnh lại và nói, bên em đúc đố dày 60-120mm, các chi tiết khác dày từ 20-40mm.
- Sau đó máy CNC sẽ chạy theo quỹ đạo đã lập trình và cắt ra cái khuôn cổng, cái khuôn này sẽ dùng để đúc cổng nhôm.
- Vật tư nhôm đúc quyết định rất nhiều đến chất lượng, khả năng chịu lực và độ bền, độ ô xy hóa của cổng nhôm đúc.
- Vật tư nhôm có thể pha trộn tỷ lệ gang và tạp chất tùy ý, tùy tâm và tùy giá mà bên nhôm đúc nhận thầu.
- Trong quá trình đúc thì có thể đúc khuôn cát hoặc đúc chân không (cũng là máy đúc, không hề có tính nghệ thuật).
- Với những kết cấu cổng lớn thì sẽ được chia ra nhiều modum đúc khác nhau, sau khi đúc xong thợ hàn sẽ hàn ghép các chi tiết các mảng đúc lại thành một cánh cổng (do vậy độ bền không cao).
- Bên cạnh đó để đảm bảo tính chịu lực của cánh cổng đồng thời cắt giảm được khối lượng nhôm thì các đố cổng sẽ được các đơn vị gia công nhét hoặc hàn khung sắt, inox ở bên trong, nhôm bọc ngoài, tránh cổng bị gãy khi vận chuyển, lắp đặt và sử dụng.
- Các nồi nấu nhôm thể tích nhỏ nên quá trình đúc sẽ không liên tục trong 1 mẻ nấu nhôm, khi đó sản phẩm sẽ được đổ nhôm bù, thậm chí vá các vị trí nhôm bị lủng hoặc rỗ khí.
- Sau khi đúc xong sản phẩm đúc được vệ sinh mài chà nhám và sơn hoàn thiện.
- Sản phẩm nhôm sau khi sơn tuyệt đối kỵ nước tiểu của một loại vật nuôi đó là những chú chó, nếu sơn bị dính sẽ bị bong tróc và ố ngay nước sơn.
- Bên cạnh đó chúng ta không thể sử dụng sơn tĩnh điện cho sản phẩm nhôm đúc.
- Cách tốt nhất để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhôm đúc nếu như quý khách hàng muốn sử dụng thì nên kiểm tra sản phẩm phôi vừa đúc xong (trước khi hàn ghép lại thành hình cánh cổng) để tránh tình trạng mua phải sản phẩm bị lỗi đúc ghép quá nhiều và chất lượng nhôm quá thấp do bị pha nhiều tạp chất.
- Tóm lại khi công nghệ càng phát triển, thì những sản phẩm sắt nghệ thuật thủ công ngày càng trở nên xa xỉ, sắt nghệ thuật luôn luôn khẳng định được vị trí của nó trong lối kiến trúc cổ điển trên toàn cầu, nó thể hiện được độ tinh tế, hài hòa, đẳng cấp và sự thịnh vượng của gia chủ.
- So sánh một sản phẩm sắt nghệ thuật và một sản phẩm đúc, cũng giống như so sánh một bức tranh Đông Hồ và Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci